:m1 - Upanh.comCHÚC CÁC BẠN MỘT NGÀY MỚI VUI VẺm1 - Upanh.com:

hướng dẫn thiết kế blog

sau đây là cách hướng dẫn thiết kế blog
Hình ảnh minh họa:







Xem demo ở đây : LIVE DEMO

☼ Sau đây là các bước thực hiện :


1. Vào bố cục

2. Vào chỉnh sửa code HTML

3. Chèn đoạn code bên dưới vào trước thẻ đóng




- Ở phần code CSS, để thay đổi hình nền, các bạn có thể down các file ảnh về (link màu cam, rồi dùng photoshop tùy chỉnh lại theo ý mình).

- Phần chính của thủ thuật này là việc chỉnh sửa các mảng (menu_fid, menu_pid, menu_name, menu_path, new Array) trong đoạn code javascript ở trên.

a. mảng menu_fid :
- các dãy số tương ứng trong mảng này chính là id của các menu (menu chính + menu phụ), ví dụ ta có tổng cộng 10 menu (cả chính và phụ) thì con số của mảng này là từ 1 tới 10.
- Như ở trong đoạn code JS trên, ta có 6 menu chính15 menu phụ thì dãy số của chúng ta sẽ lên tới 21. nếu các bạn điền dãy số này lớn hơn 21 thì vẫn không sao, nhưng nếu nhỏ hơn 21 thì các menu sau cùng sẽ ko hiển thị được (cụ thể ở đây các submenu 5 sẽ hiển thị không đủ)
(bạn cần tính toán tổng số các menu và submenu để đưa ra dãy số chính xác)

b. mảng menu_pid :
- Mảng này giúp tạo bố cục của menu.
- Các menu chính được quy định bằng các con số 0
- Còn các menu phụ sẽ được quy định bằng các con số tiếp theo, và giống nhau (ở đây ko sử dụng dãy số 1 là do số 1 được đặt cho menu HOME), và như thế submenu 1 sẽ bắt đầu bằng các dãy số 2 giống nhau, tiếp theo submenu 2 là các dãy số 3 , ...
- Muốn thêm hoặc bớt các menu chính hoặc phụ, ta chỉ cần thêm hoặc bớt các con số tương tự trong dãy số là được (lưu ý việc thêm hoặc bớt phải thực hiện đồng nhất ở 5 mảng)

c. mảng menu_name :
- Mảng này sẽ quy định tên cho các menu chính và phụ.
(Đây là phần bạn đặt tên các menu hiển thị )

d. mảng menu_path :
- mảng này sẽ thiết lập địa chỉ liên kết cho các menu chính và phụ.
- thay thế các đoạn /menu1/submenu1.1/ , /menu1/submenu1.2/ , ... thành các link tương ứng với menu đó.
- lưu ý là vị trí các phần tử trong mảng này và mảng menu_name phải khớp nhau, khi đó đường dẫn tới các menu mới chính xác.

e. mảng menu_show :
- các phần tử ở mảng này được biểu diễn bằng những con số 0. Lưu ý là tổng số các con số 0 phải bằng tổng các menu chính và phụ.

Một vài lưu ý sau cùng : khi tùy chỉnh lại các phần tử trong mảng, phải đảm bảo số lượng các phần tử trong 5 mảng bằng nhau, và phải khớp với nhau theo đúng thứ tự của nó, và điều quan trọng nữa là chỉ có phần tử cuối cùng trong mảng mới ko có dấu phẩy (,) theo sau, nếu sai xót thì code sẽ bị lỗi.

4. Sau khi tùy chỉnh xong. Save template
5. Tạo 1 widget HTML/javascript và dán đoạn code bên dưới vào:












- ở đoạn code trên, có thể thay đổi logo hiển thị ở submenu (code màu xanh) thành logo của bạn . Nếu không muốn hiển thị nó thì có thể xóa nó đi.

Khi bạn áp dụng cho blog bạn, mỗi menu chính sẽ có các menu phụ nhiều ít khác nhau, vì thế nếu bạn dùng nguyên file JS mình đưa sẽ hiển thị không được tốt lắm. Vì vậy để việc hiển thị tốt nhất, bạn hãy tự mình điều chỉnh lại việc hiển thị của mỗi submenu.

☼ Sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn thực hiện việc điều chỉnh này:
- Các bạn download file JS mà mình vừa cập nhật về.
- Mở nó lênh bằng NotePad, và tìm đến đoạn code sau :

switch (parseInt(which)){
case 3: menuobj.className = 'smenu-content fl'; thecontent = writeBlank(18).concat(thecontent); break;
case 4: menuobj.className = 'smenu-content fl'; thecontent = writeBlank(33).concat(thecontent); break;
case 5: menuobj.className = 'smenu-content fl'; thecontent = writeBlank(55).concat(thecontent); break;
case 6: menuobj.className = 'smenu-content fl'; thecontent = writeBlank(70).concat(thecontent); break;
case 7: menuobj.className = 'smenu-content fl'; thecontent = writeBlank(88).concat(thecontent); break;
case 8: menuobj.className = 'smenu-content fl'; thecontent = writeBlank(108).concat(thecontent); break;
case 9: menuobj.className = 'smenu-content fl'; thecontent = writeBlank(110).concat(thecontent); break;

default:
menuobj.className = 'smenu-content fl';
break;
}


- Trong đoạn code trên các bạn sẽ thấy chỉ có lệnh case từ 3 đến 9 mà thôi, tức là việc hiệu chỉnh lại vị trí của các submenu mình chỉ áp dụng cho các menu chính thứ 3 trở đi. Và mình chỉ làm mẫu tới menu chính thứ 9 mà thôi, còn đối với các submenu của menu 1 và 2, do nó nằm sát phía bên trái quá, nên ta không nhất thiết phải dịch submenu của nó qua phải. Tùy biến hơn, nếu submenu3 quá nhiều thì việc dịch chuyển nó qua phải cũng không cần thiết. Vì thế tùy theo việc hiển thị thanh menu của mỗi blog mà sẽ có những hiệu chỉnh khác nhau, và sẽ không có 1 khuôn mẫu nhất định nào cho việc tùy chỉnh này.

- Các code màu đỏ chính là khoảng căn lề trái của các submenu, các bạn thấy nó tăng dần lên tương ứng với từng menu chính. Xem hình dưới đây sẽ rõ :
- Xem mình minh họa các bạn có thể rõ. Hãy thay đổi các con số đó sao cho hợp lý nhất.
Bản lưu dự phòng:

Không có nhận xét nào: